CHUYỆN VỀ THẦY IKKYU

Lời nói đầu: Chúng ta rất hay được hỏi những câu đại loại như “Bạn tu theo phái nào? Tịnh Độ Tông à? Hay theo Mật Tông?”, hoặc “Bạn hay đi những chùa nào thế?”, “Bạn đã đến đất Phật chưa?”, hay “Sắp có Ngài Rinponche nước này, Lạt Ma nước kia, Đrupka nước khác thăm viếng và thuyết pháp ở Việt Nam, bạn có đi rước Ngài và nghe thuyết giảng không?”. Câu chuyện sau là một chuyện khá phổ biến trong những Phật tử bên nước Nhật Bản, có lẽ cũng thay được cho câu trả lời…
(Câu chuyện thật tại Nhật Bản này sẽ dễ hiểu hơn khi có một số chú thích. Ở trường phái Tịnh Độ Tông thường xuyên sử dụng câu niệm Phật “Nam Mô A Di Đà Phật”. Người ta cho rằng, những người theo Đức Phật A Di Đà Phật sẽ được hồi sinh ở miền Cực Lạc để được Phật chỉ dẫn tiếp.
Nhật Liên Tông mượn cách thường xuyên nhắc đi nhắc lại câu niệm, nhưng thay tên A Di Đà Phật thành tên của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, và câu này được phát âm là “Namu-Myo-Ho-Ren-Ge-Kyo”. Như vậy, lí thuyết và thực hành của trường phái Nhật Liên Tông được mượn từ trường phái Tịnh Độ Tông, nhưng đồng thời Nhật Liên Tông rất hay chỉ trích các trường phái khác trong Phật Giáo, nên bị trường phái Tịnh Độ Tông đặc biệt không ưa. Và trong câu niệm Phật cho Nhật Liên Tông, Ngài Ikkyu nhắc lại những câu từng viết cho người truyền bá Tịnh Độ Tông – nhà sư Honen, thì có lẽ ông khéo léo ám chỉ và trêu chọc trường phái Nhật Liên Tông. Thực ra mỗi Phật tử đều có một con đường tu hành phù hợp đối với mình!)
“CHUYỆN CÁC NHÀ SƯTỪ CÁC PHÁI KHÁC NHAU CẦU XIN THẦY IKKYU VIẾT CÂU KINH PHẬT CHO CÁC THIỀN VIỆN ở Kurodane, Hokke, Eugando”
Pháp sư Ikkyu là một người giảng Pháp nổi tiếng, đều được các tăng sĩ của các trường phái Phật Giáo ở đất Nhật Bản tôn kính, và bất kì vị sư trụ trì nào cũng tỏ ra kính trọng ông. Có lần ông ghé qua Kurodane, các vị sư ở đó nhìn thấy ông và nói với nhau rằng “Đây chính là vị Thầy về Thiền Tông, người mà được gọi là hiện thân của Đức Phật trong thời đại chúng ta! Thật là đúng lúc! Chúng ta phải xin ông viết vài câu Kinh Phật cho hình ảnh Thiện Đạo Đại Sư (Shandao) và Pháp Nhiên Đại Sư (Honen) được thờ phụng ở Thiền viện của chúng ta! Thật tuyệt nếu chúng ta cho trường phái Nhật Liên Tông, nơi mà khi nhắc đến tên A Di Đà Phật sẽ bị dọa là sẽ xuống địa ngục, thấy được là người Thầy nổi tiếng như vậy cũng tỏ ra tôn kính với các vị Đại Sư của chúng ta! Ông ấy làm gì cũng dễ dàng, ông ấy chính là người chúng ta phải nhờ đến!”.
Họ bàn tán với nhau và đều nhất trí. Họ đã mời Thầy Ikkyu đến gặp sư trụ trì của họ, lấy ra những bức hình kia và nhờ Ngài viết mấy câu Kinh Phật. Đúng như họ hy vọng, Ngài đã đồng ý. Ngay lập tức họ đưa cho ông bút và mực và mở ra những cuốn hình. Ông nhìn bức hình của sư Shandao và viết câu sau:
Vào thời Đại Pháp sụp đổ, Thiện Đạo đã xuất hiện,
Hiện thân của Phật A Di Đà,
Vào thời Mạt Pháp Ngài giáo hóa cho kẻ xấu,
Mọi sinh vật được Phật cho luân hồi
Còn với hình vị sư Honen thì ông viết:
Ai ai cũng biết Pháp Nhiên Đại Sư,
Ngự trên bông hoa sen quý!
Và những người mới tu, thậm chí những kẻ ngu,
Đều cảm nhận được sự linh thiêng của giáo Pháp nơi Ngài!
Ông viết những câu như thế trong tích tắc và nói:
– Đã xong!
Mọi người đều vui mừng và nói:
– Hai vị Đại Sư này là đại diện trường phái Tịnh Độ Tông, nếu người của chúng ta viết câu Kinh Phật như thế thì những người bên trường phái Nhật Liên Tông sẽ cười chúng ta, sẽ nói là chúng ta tự khen mình. Thật tuyệt vời! – họ khoe những tác phẩm đó cho những vị sư bên Nhật Liên Tông xem và rất tự hào.
Vào thời đó hai trường phái Nhật Liên Tông và Tịnh Độ Tông đặc biệt ghen ghét nhau, họ giống như những con chó dữ sẵn sàng cắn nhau hay như những con bò tót dại với những đôi mắt vằn máu. Khi thấy những câu Kinh trên, người theo Nhật Liên Tông rất tức và ghen tị, và một người đã nói rằng:
– Không không, Thầy Ikkyu không thể chỉ ưu ái một trường phái đâu! Chúng ta hãy vẽ hình vị Đại Sư Nhật Liên (Nichiren) và xin Thầy viết câu Kinh! Chắc chắn Ngài sẽ viết rất hay!
Những người khác đã đồng ý: “Đúng rồi, hãy làm như vậy đi!” – họ nhanh chóng vẽ hình và mang đến cho Thầy Ikkyu và xin Ngài viết câu Kinh. Ông ta là người rất dễ tính nên đã đồng ý: “Đơn giản thôi!”. Ông mở cuốn hình ra và cười:
– Sao hình của các vị nhỏ thế. Màu vàng của áo vị sư trông cũng lạ thế!
Những người đó trả lời:
– Đúng vậy. Chúng tôi muốn vẽ hình Đại Sư to và đẹp, nhưng thấy những câu Kinh trên tấm hình của bên Tịnh Độ Tông, nên chúng tôi thấy thiệt thòi quá. Nên chúng tôi vẽ vội để đưa Ngài viết câu Kinh. Ngài hãy viết sớm hộ cho!
Và Ikkyu nói rằng:
– Được thôi! – và sửa lại câu trước đây viết cho Ngài Honen:
Ai ai cũng biết Thiên Liên Đại Sư,
Ngự trên bông hoa Pháp quý!
Và những người mới tu, thậm chí những kẻ ngu,
Đều cảm nhận được sự linh thiêng của tên Kinh Pháp!
Còn ở mặt sau ông ký:
“Tiểu tăng, tiểu tăng, tiểu tăng đã lăn trong bột đậu nành!”
Vào lúc đó, sư trụ trì của Thiền viện Eugando đã được nghe về những câu Kinh tuyệt vời Thầy Ikkyu viết ở Kurodane và cũng ghen tị: “Chúng ta cũng cần có báu vật như thế ở nơi đây!” và quyết định: “Ngài ấy nhiệt tình như vậy, có thể nhờ ông ấy viết cho chúng ta!”. Ông đã gọi tất cả tu sĩ và bắt đầu bàn luận. Một tu sĩ nói:
– Việc gì phải bàn luận, Thiền viện của chúng ta có hình cổ của vị thành lập trường phái của chúng ta là Đại Sư Thiện Đạo (Shandao) một nửa làm bằng vàng, ta sẽ nhờ ông ấy viết cho hình đó!
Mọi người đều đồng tình:
– Đúng rồi, bức hình quý báu đó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không còn gì tuyệt hơn! Hãy mang hình đó đến Ngài Ikkyu! – và giao hình một nửa làm bằng vàng đó cho một vị sư đem đi. Vị sư đại diện mang tấm hình đến chỗ Ngài Ikkyu và nói:
– Chúng tôi đã được nghe về những câu Kinh Phật tuyệt vời mà Thầy đã viết ở Kurodane, chúng tôi cũng muốn có, nên tôi đã đến đây. Xin Thầy hãy viết câu Kinh cho hình Đại Sư Shandao này!
– Việc đó đơn giản thôi! – Ikkyu trả lời và mở cuốn hình ra xem, vừa đứng vừa viết gì đó, cuốn lại và đưa cho vị sư.
– Xin chân thành cảm tạ Ngài! – vị sư vái lạy rồi vội vàng về Eugando và kể lại mọi sự việc cho sư trụ trì.
– Thầy ấy thật tốt! Điều ước của chúng ta đã thành hiện thực! Hãy gọi mọi người đi rồi chúng ta cùng chiêm ngưỡng!
Nhà sư này vội chạy khắp Thiền viện để kêu gọi mọi người ngay lập tức tụ tập để xem. Và khi treo hình ở phòng của sư trụ trì, các sư thấy dòng chữ to:
Thật kì lạ –
Áo đại sư phải là màu đen –
Bỗng dưng nó biến thành vàng!
Có lẽ nào Thiện Đạo đại sư
Đánh đổ cái bô lên người mình chăng?
Mọi người có mặt đều bật cười. Có người thì không thích điều đó, có người thì lại rất thích thú và vui mừng, và đến bây giờ tấm hình này ở Nhật vẫn được gìn giữ và rất nổi tiếng.
Có lẽ người Việt mình nói “Cái áo không làm nên thầy tu” cũng từ câu chuyện này chăng? Còn đối với Phật tử như tôi thì:
TU
Thứ nhất. Con hãy Tu tại chính Tâm.
Thứ nhì. Con Tu tại Tổ tông gia đình.
Tu sao cho trên thuận dưới hòa.
Anh em thương mến. Tiếng cười rộn vang.
Thứ Ba. Con Tu chợ, Tu đường.
Tu sao phải phép. Ấm lòng kẻ nhân gian.
Thứ Tư. Con Tu Phủ, Tu Đình.
Tu sao Phúc Đức để đời cháu con.
Đôi điều căn dặn chúng sinh.
Nẻo về cửa Phật. Hoa thơm bốn mùa.
(Ghi chú: Ikkyu hay Thiền sư Nhất Hưu Tông Thuần là vị sư danh tiếng nhất của Thiền tông Nhật Bản (1394 -1481) thời trung cổ. Là đứa con hoang của vị hoàng đế Nhật, 5 tuổi đã phải đưa vào chùa để nuôi, mặc dù mới sinh Ngài đã “mang dấu hiệu của một con rồng và dấu ấn của một phượng hoàng”. “Đám mây điên” (Cuồng Vân) chính là tên Ngài tự đặt cho mình. Sư chê bai, than trách về tư cách đạo đức giả, gian trá của các vị sư sãi tại những Thiền viện lớn bấy giờ, mặt khác Sư lại rất chú tâm đến việc phổ biến Phật Pháp trong dân. Ngày nay vẫn còn truyền tụng hàng chục câu chuyện về Ikkyu với mục đích răn dạy người tu hành cũng như thế hệ trẻ Nhật Bản).
(Sưu tầm)
Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *