Mấy hôm nay ngoài sự kiện cá chết trắng biển miền Trung thì có một sự kiện khác cũng được truyền thông khá quan tâm, đó là sự kiện trưng bày ở triển lãm “Tam Tạng kinh Phật – khắc trên lá bối 2.000 năm tuổi” tại chùa Huyền Không (phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà) tỉnh Thừa Thiên-Huế trong hai ngày 26-27/4. Hầu như báo mạng nào cũng đề cập đến nó cho thấy tầm quan trọng của sự kiện này, và tất nhiên một Phật tử bình thường như tôi cũng không thể thờ ơ.
Nguyên văn trích từ các trang báo mạng: “Đây là bản kinh cổ đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Nhân loại, là một bảo vật vô giá về văn hóa Phật giáo, một chứng liệu hùng hồn về lời dạy của Đức Phật và một giai đoạn huy hoàng của Phật giáo 2.000 năm trước”. Hơn nữa nơi tìm ra chúng cũng là địa điểm khá đặc biệt: “Cổ vật văn hóa đặc biệt nằm trong bộ sưu tập của của ông Schoeyen, một học giả và là nhà khảo cổ Na Uy, được khai quật trong chuỗi hang động nằm giữa biên giới Pakistan và Afghanistan – địa điểm gần vị trí hai pho tượng Phật đứng, tạc trong núi đá đã bị lực lượng Hồi giáo cực đoan Taliban cho nổ mìn phá hủy vào năm 2001”. Và các nhà tổ chức phải rất mất công mới có thể rước được bảo vật về cho người dân nước ta chiêm bái: “ Đây là một phần trong bộ sưu tập Schoyen được lưu giữ, bảo quản nghiêm ngặt trong một bảo tàng quốc gia ở Na Uy. Chính phủ Na Uy đã cấp phép cho Giáo hội Phật giáo Thái Lan mượn cổ vật này để triển lãm tại một số nước ở Đông Nam Á và Nam Á. Thượng tọa, Trụ trì chùa Huyền Không đã liên hệ với chính phủ Na Uy và Giáo hội Phật giáo Thái Lan, xin được mượn cổ vật văn hóa Phật giáo này về tổ chức triển lãm”. Và đây được coi là sự kiện tiền lễ hội, kết nối với Festival-Huế sẽ diễn ra từ 29/4-4/5.
Theo thiển ý của tôi, về giá trị lịch sử của bảo vật này thì miễn bàn-nó đã trải qua 2000 năm tuổi, quả xứng đáng để cho mọi người chiêm bái. Thế nhưng xưa kia những bài kinh pháp này cũng do con người bằng xương bằng thịt viết ra, dẫu đó là những vị cao tăng đắc đạo thấm nhuần giáo lý nhà Phật đi nữa thì cũng cần phải hiểu thêm tương đối về chúng. Đây là chữ cổ, cũng có thể coi là chữ Thiên nhưng do con người viết ra nên ở tầng giới sát gần với loài người, thế nên ngay ở nươc ta cũng chả thiếu những vị nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử cũng đọc và dịch được. Tôi dẫu người trần mắt thịt nhưng có chút cơ duyên nên đã được chiêm ngưỡng và đã post lên trang của mình quá nhiều bức Kinh Pháp, Họa Pháp của chính chư vị Đức Phật và các tầng giới vô cùng cao ở trên Thiên. Chọn lựa ra Thầy tôi để trao tay Bộ Pháp Thiên đến gần với loài người (cho loài người chúng ta biết trước được các tai họa sẽ tới. A Di Đà Phật!). Ngoài việc bút pháp ảo diệu khác hơn hẳn thì ý nghĩa sâu sa của Kinh Pháp đó cũng cao thâm vô cùng, chưa kể công lực rất mạnh của các Sớ Lệnh đó thì Bản kinh Phật trên lá bối 2.000 năm tuổi làm sao có và sánh được.
Xin trình bày rõ thêm về ý nghĩa của những Sớ LệnhThiên này. Các bác có để ý là thế giới càng mấy năm gần đây càng có nhiều tai họa khủng khiếp không? Nào dịch bệnh Zika, nào khủng bố của IS tàn bạo tại châu Âu, nào chiến tranh Syria, nào thiên tai lũ lụt ở Mỹ, động đất lớn kỷ lục ở Ecuado, nội chiến tại Ucraina, rơi máy bay ở Nga, còn nước Nhật thì khỏi nói rồi, hết thiên tai này tiếp tai nạn khác, ở đất nước Trung Hoa ngay cạnh chúng ta liên tiếp xảy ra nổ các loại nhà máy hóa chất, rồi biết bao vụ đâm chém, tự thiêu của người Tây Tạng… Nhưng những tai họa ấy nếu giáng xuống Việt Nam ta thì đều sẽ nhẹ đi rất nhiều lần, cũng có lũ lụt, động đất, tai nạn giao thông, cháy nổ…nhưng số người thương vong cũng đều ít hơn, thiệt hại về của cải cũng nhỏ hơn nơi khác rất nhiều. Chuyện đó có một nguyên nhân: Đức Phật đang tỏa bóng ở nước ta, trục tâm linh đang ở đây (chứ có lẽ chả phải vì dân ta “dũng cảm và cần kiệm” hơn ai đâu nhỉ!). Và chính những Sớ Lệnh Thiên kia giúp con người có thể gửi thông điệp, những ước muốn của mình đến với các tầng giới trên Thiên để kêu cầu. Cũng còn phải nói tới việc đất nước Việt Nam không bao giờ thiếu người tài, những bậc thầy về tâm linh ngày đêm thực hiện những sứ mệnh thiêng liêng của mình. Tùy vào chuyên môn, khả năng và sứ mệnh của bản thân, có người thì kêu cầu cho quốc thái dân an, người thì giúp cho quân đội gìn giữ biển đảo, người thì kêu mưa cho Tây Nguyên hay lái đi những cơn bão… Có người được người đời biết tới, còn lại đa số chỉ làm việc âm thầm, vì non sông xã tắc của vua các Hùng để lại này.
Có thể rất nhiều bác chả tin đâu, có thể có các bác tin, nhưng nếu đa số con dân nước Việt không hiểu ra điểu đó, thì Thần Linh cũng không thể bảo bọc cho chúng ta mãi đâu. Sau tháng sáu, tháng bảy âm lịch năm nay thì một số vị Thần đang được thờ phụng tại nước ta sẽ trở về cảnh giới của các Ngài, không còn tỏa bóng ở những nơi chúng ta hay thờ phụng nữa, thì lúc đó thiên tai, địch họa, dịch họa sẽ khôn lường và nặng nề hơn bây giờ rất nhiều. Có thể sự kiện chất thải độc làm chết cá biển miền Trung-một tại họa thực sự với hệ lụy cho cả vùng rộng lớn nhiều năm trời kế tiếp-mới chỉ là một lời răn đe của đấng bề trên mà còn ít người ngộ ra. Sắp tới sẽ đến đại họa cháy rừng, những loài chim thú sẽ chết thiêu trong biển lửa nhiều chả khác gì lũ cá chết bây giờ. Mức độ thiệt hại của các tai nạn sẽ ngày càng tăng lên…
…Cho đến khi dân ta, nhất là các vị lãnh đạo hiểu ra một điều rằng những năm vừa qua đã hiểu và làm nhiều vấn đề tâm linh rất hời hợt, không thấu đáo, tưởng chừng nhiệt tình đấy nhưng hóa ra chẳng đúng gì với lời dạy của Đức Phật hay các vị Hồn Thiêng Sông Núi đất Việt cả. Khắp nơi cứ thi nhau xây chùa lớn đền lớn, tượng càng cao càng nặng càng đông Phật tử, dâng những lễ vật kỷ lục ngô nghê, lễ hội tổ tiên mà dân ta chen lấn nhau bạt mạng như tại lễ hội Đền Hùng vừa rồi. Lại nữa, dân ta bỏ ra biết bao công sức, chi phí đi thỉnh giáo về Phật pháp khắp nơi, Tây Tạng, Ấn Độ, Trung Quốc, học hết khóa này khóa khác, thỉnh mời hết vị Pháp Vương này đến ngài Rinpochee khác, rồi dâng Phật ngọc, triển lãm xá lị, bao nhiêu là lễ hội long trọng…Cũng như rước về để triển lãm những bảo vật “Kinh pháp viết trên lá bối 2000 tuổi” này thôi- long trọng vô cùng, tốn kém lắm lắm, cũng chỉ là bề nổi, mấy ai để ý đến kinh pháp viết gì đâu? Xin cùng nhìn lại, ta làm hết bao nhiêu việc như vậy có thêm được phần quốc thái dân an nào không, lòng dân có thuận hơn không, mùa màng có bội thu không, tai họa có tránh được bớt không? Có lẽ là không, vì chúng ta đâu có nghe lời Đức Phật dạy: Ngài đã đi bốn mươi lăm năm bằng đôi chân trần trên mặt đất, và các học trò của Ngài cũng vậy. Ngài đâu có màng đến ngựa xe đưa rước, bao kẻ tung hô…chứ nếu không ngoài những bậc vua chúa hay đại phú hào ra thì làm sao những người dân nghèo đói khổ có thể đến được với Ngài? Đức Thế Tôn là như vậy, thế mà các học trò của Ngài ngày nay- những vị có vai vế trong Hội Phật giáo nước nhà- đã học được gì từ Ngài, đã làm được gì và chẳng làm được gì, tu hành ra sao, để đến nỗi cứ phải hết năm này sang năm khác đi thỉnh mời các vị Pháp Vương từ nơi xa xôi đến để giúp kêu cầu cho quốc thái dân an?
Khi tôi bạch với Thầy về câu chuyện bản kinh Phật viết trên lá bội 2000 năm tuổi kia, Thầy giảng rằng đó là chữ cổ. Một loại chữ Thiên ở tầng giới sát gần với chúng ta, mà bất cứ nhà nghiên cứ lịch sử nào có cơ duyên, căn duyên có thể đọc được, viết được, hiểu được. 84553 Pháp môn của Đức Phật. Và sẽ có từng ấy bộ pháp của Ngài đưa xuống dương gian. Tôi đã có duyên, thì sẽ được Thầy truyền dạy lại, để người trần mắt thịt như tôi cũng có thể đón nhận được linh ứng của tất cả các tầng giới thì cũng sẽ học được, còn học được nhiều hay không-tất cả ở đây là chữ Tâm, cơ duyên, căn duyên và sự tĩnh tâm tại nơi tôi. Tôi vẫn nhớ lời Thầy dặn: “Pháp này viết ra được nhờ bởi Trí và Tâm. Mang năng lượng thổi hồn vào từng câu chữ”. Và ngày hôm qua tôi đã được học viết những chữ đầu tiên tuy còn rất nguệch ngoạc- chữ “Nhân” và chữ “Nghĩa”…
(Tôi sẽ còn viết tiếp về việc người nước ngoài đánh giá cao đạo Phật tại Việt Nam như thế nào và vì sao mà tôi dám viết rằng Đức Phật đang ngự tại nước ta…)
Bình luận Facebook