ĐỨC ĐALAI LAMA, NHÀ TIÊN TRI VANGA & KIRSAN (P.3) – nói về KHOA HỌC & NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH

Có gì chung giữa Kirsan Ilyumzhnov và nhà tiên tri mù Vanga nhỉ, có lẽ chỉ có một điều: họ đều đã gặp người ngoài hành tinh! Theo lời kể của Kirsan anh và một số bạn bè của mình đã nhìn thấy đĩa bay khá lâu trên bầu trời Elista (thủ đô Kalmykia). Sau đó khoảng 25 năm thì anh mới gặp họ trực tiếp…
Các bạn có thể xem 2 clip Kirsan được phỏng vấn bởi BBC và trong chương trình chính trị xã hội nghiêm túc nhất của truyền hình Nga “Với Vladimir Pozner” với tiếng Anh:
Tóm tắt: ngày 20/9/1997 Kirsan Ilyumzhinov đang ở trong căn hộ của mình tại giữa thủ đô Moscow, có lái xe (trước là bạn cùng học) và bộ trưởng của Kalmykia tới đón để chuẩn bị ra sân bay đi về Elista quê hương vì có công việc quan trọng. Không thể tìm thấy anh trong căn hộ khoảng 2 tiếng, sau đó mọi người thấy anh đi ra từ phòng ngủ, cửa ra ban công mở toang, hoàn toàn tỉnh táo. Anh kể là đang đọc sách, chuẩn bị ngủ thì đã có mấy người ngoài hành tinh trong những bộ áo mũ màu vàng đón anh lên một vật thể lạ, kiểu như trạm vũ trụ. Hai bên bắt đầu đối thoại, Kirsan hỏi tại sao người ngoài hành tinh không cho loài người biết về sự hiện hữu của mình, có thể qua các kênh thông tin đại chúng… Họ trả lời là loài người còn chưa sẵn sàng (văn minh còn ở dạng thấp quá) – cũng như con người đâu có đối thoại với con ong, cái kiến đâu. Kirsan sợ ở trên vũ trụ thì thời gian trôi khác ở trái đất, khi quay lại muộn thì mọi sự đã đổi thay, thì họ bảo không sợ đâu, sẽ cho về sớm để kịp mọi việc. Họ hứa sẽ còn quay lại. Tất nhiên cuộc đối thoại xảy ra như trạng thái trao đổi suy nghĩ với nhau (cũng hơi giống Kirsan và bà Vanga nhiều khi chẳng cần nói hay phiên dịch cũng có thể hiểu ý nghĩ của nhau được). Khi trở lại mặt đất thì Kirsan vẫn rất tỉnh táo, anh cũng sợ rằng có lẽ đó chỉ là giấc mộng, nhưng những người có mặt đã tìm anh thì khẳng định anh đã không hiện hữu trong căn hộ trong khoảng một tiếng rưỡi đồng hồ!
Mấy tháng trời Kirsan im lặng suy nghĩ về việc này, nhất là việc có nên công bố ra không. Anh đang giữ chức Tổng thống nước cộng hòa Kalmykia, Chủ tịch Liên đoàn cờ vua thế giới, và là một người chơi cờ lão luyện luôn tính trước nhiều nước về phía trước thì anh hoàn toàn hiểu được nói ra về việc “bị bắt cóc” hoàn toàn bất lợi cho anh, cộng đồng quốc tế sẽ chê cười, đối tác làm ăn sẽ né tránh, còn họ hàng bạn bè sẽ lo cho sức khỏe của anh… (và quả nhiên chuyện đó đã và đang đeo đẳng anh cho đến hơn 20 năm nay!). Thế nhưng với phương châm “Nếu ta không làm thì còn ai nữa?” cuối cùng anh đã trả lời phỏng vấn (với BBC trước) về sự việc này, sau đó còn hàng trăm cuộc phỏng vấn nữa, anh luôn sẵn sàng cởi mở nói về chuyện đó để làm gương cho những người khác có gặp UFO nhưng vị sợ, vì ngượng mà không dám nói ra. Anh bảo “Một điều rất vô lý là đa số người nào cũng tin vào Đức Chúa, Đức Phật, Thánh Allah… là những vị họ chả bao giờ được nhìn thấy, thế mà hàng tỷ người tin, ít ai dám cười nhạo đức tin của họ. Còn tôi gặp người ngoài hành tinh rõ ràng, có nhân chứng, thì lại nói chả ai tin…”. Và anh càng tin vào cảm nhận của mình, là cờ vua cũng là một sản phẩm của thiên hà khác đem đến cho chúng ta (chính vì vậy anh theo đuổi Liên đoàn cờ vua cho đến nay 23 năm, mặc dù vô cùng tốn kém và gian nan!).
Đấy có lẽ là một trong những việc dũng cảm nhất mà Kirsan đã dám làm trong đời. Nói gương anh cựu vô địch cờ thế giới Vasily Smyslov cũng cho in hồi ký, có bổ sung câu chuyện về người ngoài hành tinh, họ đã đến gặp ông và vợ trong phòng khách sạn khi ông đang trong thời kỳ phải thi đấu loại với đại kiện tướng cờ vua người Đức Hubner năm 1972, và họ đã mách nước để ông thắng được 2 ván! Rồi khá nhiều nhà du hành vũ trụ kể về những lúc họ gặp gỡ những UFO trong khi bay lên vũ trụ… Nhận định của các Tổng thống Nga về việc này khá thú vị và cũng đều khác nhau. Tổng thống đầu tiên Yeltsin chẳng mấy tin vào cậu chuyện này, khi Kirsan báo cáo lại chỉ bảo: “Thôi bay về được là tốt rồi, đi làm việc đi!”. Sau này Medvedev có tin vào chuyện có những thế giới khác, nhưng có vẻ không tin là Kirsan được gặp “họ”. Lạ nhất là Putin, có lần đã lùi cuộc họp Chính phủ lại 2 tiếng, để ngồi riêng với Kirsan, hỏi rất kỹ về câu chuyện này, với cớ là “con gái tôi rất tò mò và nó nhờ tôi hỏi cặn kẽ”… rất hợp phong thái KGB của ngài Tổng thống này!
***
Theo lời bà Vanga thì sẽ có Ngày Tận thế – vào ngày đó người ngoài hành tinh (từ hành tinh Vamfim) sẽ đổ bộ ào ạt lên trái đất, tuy vậy đó không phải là ngày diệt vong của loài người. Ngược lại, loài người bắt đầu có thể nhận được tri thức của vũ trụ. Tuy vậy có nhiều đại họa mà loài người vẫn phải lần lượt trải qua… Bà nhìn thấy trái đất tàn khô, cháy sém với những đoàn người giống như những chiếc bóng héo hon…
Bà đã được nhìn thấy Chúa từ hồi bị tai nạn ngày nhỏ. Sau này bà biết mọi thông tin để giúp người đời bởi nói chuyện được “với những con người nhỏ bé” – có thể lắm, vì bà hay nói về người ngoài hành tinh. Họ vẫn thường xuyên có mặt trên trái đất, và giao lưu với bà bằng cách nào đó chúng ta không cảm nhận được. Họ từ hành tinh “thứ ba” có tên gọi Vamfim, họ còn cho bà “xem” hành tinh đó rồi, rất đẹp, nhiều ngôi sao, họ dắt tay bà đi lên hành tinh đó, người ngoài hành tinh di chuyển bằng những bước nhảy, họ không có nhà cửa, nói rất to và giọng vang như tiếng vọng, rất nghiêm nghị…
“Họ” sẽ đến gặp chúng ta năm 2179. Vì sao thế? Không phải bà nói đâu, mà năm 1979 bà có tuyên bố là 200 năm nữa người ngoài hành tinh sẽ xuất hiện công khai. Thế là phóng viên lấy con số rồi cộng vào…
Nam 1988 bà bảo “nhìn thấy” rất nhiều chiếc máy bay được, trong mỗi phương tiện như vậy có 3 người ngoài hành tinh, chúng liên lạc với nhau và đang chuẩn bị một việc gì rất trọng đại. Họ trông thế này: giống bóng người soi xuống nước. Hình như có cánh, còn tóc rất mềm mại ôm lấy khuôn mặt. Họ rất kỷ luật, chỉ làm nhiệm vụ chứ tránh không giao lưu trực tiếp với con người. Họ bảo chỉ khi nào họ giao lưu trực tiếp với con người, lúc đó loài người mới hết khổ đau…
Bà được biết rằng cuộc sống trên trái đất cũng được đưa đến từ bên ngoài, từ vũ trụ (3,593 triệu năm trước!). Người ngoài hành tinh có mặt thường xuyên trên trái đất. Loài người không nhìn thấy Vamfim bởi nó chả có quỹ đạo ổn định nào, tuy vậy thi thoảng nó trở thành hành tinh thứ ba (giữa Sao Hỏa và Sao Diêm vương).
Thử tính toán một chút: nếu chu kỳ bay của hành tinh này 3600 và bà nói năm 1988, tức là năm 1612 trước Công nguyên là năm “họ” đã ở đây (đây không phải hành tinh Niburu nhé!) – tuy nhiên cuộc gặp sắp tới này là định mệnh, không thể tránh được, mặc dù nó chỉ đem lại cho chúng ta những điều tốt lành hơn. Tức là loài người đang chờ đón khách – những người anh em từ hành tinh khác!
Kết quả đó cũng nhận được nếu tính theo “năm vĩ đại” của Kassanđra (bà Vanga bảo chúng ta nên chọn lịch này của nhà triết học và vị vua Makedonia). Năm vĩ đại đó là thời khắc sự sống trên trái đất gặp phải một biến cố cực lớn, và thế là lại bắt đầu lại một vòng xoáy mới…
***
Đức Đalai Lama 14 là một người rất hay nói đùa, và trong một cuộc phỏng vấn Ngài bảo rằng nếu thế chiến thú 3 nổ ra, cả trái đất nổ tung, thế là con người hết khổ đau như hiện nay, điều đó cũng không tệ phải không…?! Một dịp khác được mời đến trường Tổng hợp Portland (bang Oreon, USA) để phát biểu về Vũ trụ và vị trí của con người trong không gian khổng lồ đó, Ngài đã nói về người ngoài hành tinh – một chủ đề mà những yếu nhân như Ngài ít người dám đề cập tới vì sợ sẽ bị hiểu sai. Diễn văn của Ngài đã gây một hiệu ứng sốc, vì không ai ngờ tới, nhưng tranh luận với Ngài cũng chả ai dám…
Ngài nói với giới sinh viên rằng cuộc gặp gỡ vĩ đại với nền văn minh ngoài trái đất không còn xa xôi lắm đâu, và hơn ai hết giới trẻ phải chuẩn bị cho sự kiện đó, khi phát hiện ra những vị khách không mời từ thiên hà khác tới…
«Cuối cùng thì chúng ta cũng đón tiếp những vị khách tới từ thiên hà khác. Họ cũng là người thôi. Có thể khác một chút về vẻ ngoài, nhưng bản chất như chúng ta. Cũng là những sinh vật có cảm giác. Chúng ta phải hiểu rằng họ có cảm giác như chúng ta, bất chấp họ trông khác ta đến thế nào… “
Tức là theo Ngài thì chúng ta phải đối đãi với họ với tấm lòng của người anh em!
“Chúng ta hiện nay chưa biết cuộc gặp gỡ sẽ diễn ra như thế nào, nhưng chắc chắn nó sẽ thay đổi cuộc sống của chúng ta hoàn toàn! Phải có trách nhiệm, phải chuẩn bị, còn thế nào là “chuẩn bị” thì phải xét! Hy vọng đến lúc đó loài người đã được chuẩn bị…”-Ngài kêu gọi.
Nếu những ai chịu khó theo dõi các sự kiện của Đức Đalai Lama 14, thì có lẽ đã biết rằng 30 năm nay Ngài thường xuyên đối thoại với những nhà bác học theo trường phái “tây học” – đấy là chủ ý của Ngài, một người đã được tiếp thu khoa học cả của phương tây. Theo Ngài thì khoa học phương tây nghiên cứu thế giới bên ngoài, còn đạo Phật nghiên cứu thế giới bên trong con người, bên trong bộ não, và không hề có bất cứ mâu thuẫn nào giữa các nghiên cứu đó, ngược lại nếu kết hợp được cả hai thì thế giới này sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều!
Xin tham khảo một trong rất nhiều cuộc trao đổi như vậy giữa Ngài và các nhà khoa học Nga, đây là năm 2017:
Có thể nói đây là một cuộc trao đổi rất hay, rất uyên bác, sòng phẳng và bổ ích! Rất khó hiểu nữa – tôi cũng chỉ xin trích dẫn một phần lời của Ngài thôi (xin lỗi vì bản dịch rút gọn và không được kỹ):
BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC
Dalai Lama: Hồi tôi còn nhỏ, tôi rất thích những thứ đồ cơ khí, thích cách chúng dịch chuyển, từ đó dần dần hình thành nên sự quan tâm đối với khoa học. Vì vậy mà hơn 30 năm, tôi đã có những cuộc trao đổi nghiêm túc với các nhà khoa học và chủ yếu, như tôi đã đề cập ngắn gọn ngày hôm qua, là về vũ trụ học, sinh học thần kinh, vật lý, cụ thể là vật lý lượng tử, và tâm lí học. Rồi thời gian trôi qua, bây giờ tôi cảm thấy những cuộc gặp gỡ như thế này có hai mục đích.
Thứ nhất, đơn giản là để mở rộng tầm hiểu biết thông qua các nghiên cứu khoa học. Trước đây, như tôi từng biết thì đến cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học chủ yếu điều tra, nghiên cứu về những thứ bên ngoài, bao gồm não bộ. Sau đó, cuối thế kỷ XX và giờ là đầu thế kỷ XXI, các nhà khoa học, họ bắt đầu cảm nhận, hoặc có gì đó ảnh hưởng tới não bộ. Đó là điều tự nhiên hay có hệ thống thì vẫn là điều khó giải thích. Nhưng có một thứ gọi là “tính dẻo của não” (brain plasticity). Vậy nên hiển nhiên ngày nay nhiều nhà khoa học nói rằng sự tức giận, sợ hãi và căng thẳng kéo dài rất có hại cho sức khỏe chúng ta, tinh thần là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Do vậy, mục đích thứ nhất là mở rộng lĩnh vực nghiên cứu khoa học, không chỉ là những thứ bên ngoài mà còn cả ý thức hay cảm xúc hay tinh thần. Mục đích này vẫn hoàn toàn là lý thuyết, học thuật. Tất nhiên qua từng thập kỉ, tôi nghĩ thậm chí là qua từng năm, việc nghiên cứu khoa học sẽ ngày càng phát triển sâu rộng hơn, vì vậy nên bao gồm những thứ như tinh thần hay cảm xúc.
Mục đích thứ hai, hãy nhìn xem, ngay giờ phút này đây, chúng ta đang tận hưởng sự yên bình, tình hữu nghị, nhưng đồng thời cũng trong khoảnh khắc này, ở nhiều nơi khác trên thế giới lại đang có chết chóc, loại người chém giết lẫn nhau, loài người chết vì thú dữ như hổ, sư tử, voi. Người với người chém giết lẫn nhau, chuyện gì vậy? Còn cả sự chênh lệch giàu nghèo quá lớn. Những người giàu, những quốc gia giàu có, họ hưởng, không chỉ là cơ sở vật chất, họ có của cải dư thừa, trong khi đó trên cùng một hành tinh, cùng là loài người sống cùng một thời điểm, lại có nhiều người đối mặt với nạn đói. Cụ thể, những trẻ em ở Yemen và nhiều nơi khác, chúng ta có thể nhìn thấy thường xuyên trên TV, những cô bé, cậu bé trông rất gầy gò đang chết dần vì không có thuốc chữa bệnh, vì không có thức ăn. Từ đó, bạo lực gia tăng, rồi thành chiến tranh. Thế kỷ XX, các bạn có thể thấy qua các cuộc chiến tranh, bao gồm cả các cuộc nội chiến ở Nga, Trung Quốc. Nhiều nhà sử học nói rằng đã có hơn 200 triệu người chết vì bạo lực. Nếu như số lượng người chết khổng lồ ấy thực sự tạo nên một thế giới mới thì nhiều người sẽ nói rằng xứng đáng, xứng đáng khi hi sinh hàng triệu cuộc đời để đổi lại một thế giới tốt đẹp, hòa bình. Nhưng sự thực đâu có như vậy, ngay nay trong đầu người ta vẫn có những suy nghĩ, mỗi khi có những vấn đề hay bất hòa xảy ra, người ta vẫn nghĩ làm sao để giải quyết bằng vũ lực, ai cũng nghĩ như vậy hết. Giờ chúng ta phải học đi, dùng vũ lực rồi điều gì sẽ xảy ra, liệu có thực sự giải quyết được vấn đề hay không. KHÔNG! Một khi bạn dính đến bạo lực thì lúc đó bạo lực sẽ nối tiếp bạo lực. Một ví dụ như sau, tôi rất yêu mến Tổng thống Bush, một trong các Tổng thống của Hoa Kỳ. Ông ấy cũng như mọi người, là một người tốt, tôi rất yêu quý và kính trọng ông ấy. Nhưng cuộc chiến tranh Irag, động cơ của ông ta rất tốt, đó là mang lại nền hòa bình dân chủ cho Irag, tuy nhiên phương pháp thì lại sai lầm. Ông ta đã sử dụng bạo lực, rồi để lại hậu quả xấu không mong muốn. Hiện nay, ở Châu Âu, nhiều thế giới Hồi giáo luôn giữ thái độ chống đối với Mỹ. Sau khi việc này diễn ra, vì tôi biết Tổng thống Bush khá rõ, vào một lần gặp ông ấy, tôi nói rằng tôi quý mến ông, tôi kính trọng ông nhưng nhiều chính sách của ông tôi không tán thành. Và ông ấy cười lớn. Các bạn thấy không, động cơ rõ ràng rất chân thành, nhưng phương pháp lại sai, đó là sử dụng bạo lực. Vài người bạn da trắng Hồi giáo đã nói với tôi rằng vì chiến tranh Irag mà nhiều thứ bị ảnh hưởng. Vì vậy, tôi luôn tự tin nói rằng thế kỉ 20 là thế kỉ của bạo lực. Hiện nay, trên cơ sở kinh nghiệm của chúng ta có được từ những sự kiện trong thế kỉ 20, chúng ta phải có thế kỉ 21 tốt đẹp hơn, thế kỉ 21 phải hòa bình. Để giải quyết các vấn đề hay các mối bất hòa, chúng ta phải sử dụng cách đối thoại, nói chuyện, coi họ như người anh chị em mình. Dù có thích hay không chúng ta vẫn phải sống cùng nhau trên hành tinh này. Với những nghiên cứu khoa học hiện nay, có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu ra công nghệ mà nghi xảy ra bất hòa, cho họ lên Sao Hỏa hay Mặt Trăng, để họ trên đó, vậy là chẳng có vấn đề j xảy ra cả. Không thể phải không? Chúng ta vẫn phải sống trên hành tinh này. Còn cả vì sự ấm lên toàn cầu, kinh tế toàn cầu, ranh giới quốc gia, không có quá nhiều ý nghĩa, chúng ta phải sống cùng với nhau. Bây giờ, chúng ta phải thay đổi bằng giáo dục, nhận thức, thứ chúng ta phải thay đổi là thứ cảm xúc mạnh, đó là khởi nguồn của bạo lực. Chúng ta nên cố gắng giáo dục con người, mặc dù họ khác nhau về chính trị, kinh tế, tôn giáo nhưng đều là con người. Tôi cam kết rằng sẽ cố gắng làm gia tăng ý thức về sự thống nhất 7 tỷ người. Ở đây, ý thức về tình yêu, ý thức về sự quan tâm người khác, là những điều khiến chúng ta là loại động vật xã hội. Và một điều quan trọng là, nếu như lúc nào trong người cũng bực dọc thì sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mặt khác, tâm hồn càng giàu tình yêu thương, hệ miễn dịch sẽ luôn được duy trì, thậm chí còn khỏe mạnh thêm. Ngày nay, cách để thúc đẩy tình yêu thương con người, nếu chúng ta dựa vào tôn giáo thì, thế giới có 7 tỷ người, và có hơn 1 tỷ người không theo tín ngưỡng nào. Trong số 6 tỷ người kia, đôi khi các bạn thấy họ tín ngưỡng rất lạ, họ tín ngưỡng và mọi người thấy đấy, họ càng tạo nên sự chia rẽ lớn hơn, tạo ra nhiều hận thù hơn. Do vậy, không có cách nào khác ngoài khoa học để giáo dục con người, không phụ thuộc vào tôn giáo, không nói đến kiếp sau hay thiên đàng, đơn giản chúng ta phải sống cùng nhau trên hành tinh này, vậy nên đừng sống với đầy những nghi ngờ hay tức giận, chúng ta phải sống bên nhau với sự tin tưởng, tình bằng hữu, như vậy chúng ta sẽ thấy hạnh phúc hơn. Vậy nên con người phải được giáo dục, hoàn toàn dựa trên khoa học. Tôi có nhiều bằng chứng khoa học, tâm hồn càng giàu lòng thương cảm, đầu tiên cá nhân sẽ được hưởng lợi, sau đó là gia đình, cộng đồng, quốc gia và cuối cùng là thế giới. Vậy đó là mục đích thứ hai của những cuộc thảo luận như thế này, làm rõ sự bình yên có được qua con đường khoa học, nghiên cứu khoa học, sự bình yên là vô cùng quan trọng. Làm sao để có điều đó qua sự tức giận? Không thể! Qua sự đố kị? Không thể! Qua sự ngờ vực? Không thể! Chỉ có thể qua sự tin tưởng hoàn toàn dựa trên tình yêu thương. Đó là động lực chính của tôi khi trao đổi với các nhà khoa học và để tìm kiếm những bằng chứng khoa học cho thấy sự bình yên trong tâm hồn, tình yêu thương trong tâm hồn là vô cùng quan trọng. Ở lĩnh vực tôn giáo, tôi nghĩ rằng gần 3000 năm nay, chúng ta luôn luôn nói về tình yêu, nhưng chẳng mang lại nhiều tác dụng. Vậy nên những phát minh khoa học dễ dàng mang đến sự tự tin.
Nước Nga như anh vừa đề cập là cầu nối giữa phương Đông và phương Tây về mặt địa lý. Nước Nga là một vùng đất rộng lớn, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Thế giới nói chung đối mặt với sự khủng hoảng nước sạch, nhưng Nga, tôi nghĩ, tương lai sẽ rộng mở. Một yếu tố khác đó là Nga đã chính thức chấp nhận Phật Giáo là một trong những tôn giáo của quốc gia này, Thiên chúa giáo, Orthodox, Do Thái, Hồi giáo, Phật giáo. Và các quốc gia Liên Bang Nga, tôi nghĩ ít nhất có Tuva, Buryatia, Kalmykia, 3 cộng đồng Phật Giáo truyền thống. Trong quá khứ có khá nhiều những học giả tuyệt vời từ khu vực này. Khi tôi còn trẻ ở Tây Tạng, có ít nhất vài trăm học giả đến từ khu vực này, bao gồm cả Mông Cổ. Các bạn có thể thấy ở những vùng này, họ sản sinh ra rất nhiều những học giả tuyệt vời. Cuộc cách mạng Nga đã phá đi những thứ này, vậy nên các bạn có trách nhiệm hoàn trả lại. Về chính trị, nếu tôi nói như vậy sau Thế Chiến thứ 2, trong thời gian Chiến tranh lạnh, bức tường Berlin, hình thành nên khoảng cách giữa phương Tây và Nga. Lần đầu đến thăm Liên Bang Xô Viết, người dân ở đây luôn giữ thái độ tiêu cực với phương Tây, rằng nếu họ không chuẩn bị kỹ lưỡng, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, phương Tây sẽ tấn công họ. Tâm lí đó là hoàn toàn sai.
Người dân Nga, nước Nga, một dân tộc tuyệt vời, một quốc gia tuyệt vời, thời cơ đã đến, nghiên cứu khoa học kĩ lưỡng hơn nữa, tương tác nhiều hơn với các nhà khoa học phương Tây. Tôi phát hiện ra rằng giữa những nhà khoa học, có một tinh thần quốc tế thực sự, họ không quan tâm bạn đến từ quốc gia nào, như các bác sĩ ở bệnh viện, họ chẳng bao giờ hỏi bệnh nhân họ đến từ nước nào, quốc tịch của họ là gì, chỉ quan tâm rằng đó là người bệnh cần chăm sóc. Đó là quan điểm của tôi. Từ giờ nên có nhiều những cuộc gặp gỡ, trao đổi. Mỗi khi tôi gặp gỡ các nhà khoa học phương Tây, tôi nghĩ các nhà khoa học Nga nên tham gia cùng và kết thân với họ
– Cảm giác hay tinh thần hay ý thức hoàn toàn phụ thuộc vào bộ não và kết nối với bộ não, khi một phần não bộ bị tổn thương, nhiều cơ quan không thể thực hiện chức năng một cách chuẩn xác. Thời điểm giấc mơ, một cấp độ khác của tinh thần, cảm giác, ý thức không còn nữa, các nhà khoa học dựa vào sóng não để có thể dự đoán người này đang mơ hay không. Chúng ta gọi là sự vô thức, bất tỉnh, một cấp độ khác của ý thức. Nếu ý thức ngưng lại hoàn toàn, thì ý thức khác sẽ không thể phát triển bởi mọi thứ đều có luật nhân quả. Nguyên nhân trọng yếu phải là vật chất, ý thức không thể trở thành nguyên nhân của vật chất.
– Tôi đã có dịp ở Mỹ và hỏi các bác sĩ rằng liệu khi tinh trùng của người cha và trứng của người mẹ, tất cả đều khỏe mạnh, kết hợp với nhau thì 100% sự sống mới sẽ hình thành không? Họ nói không, không có gì đảm bảo. Chúng ta phải tìm ra vậy nguyên nhân thứ ba là gì. Tinh trùng – hoàn hảo, trứng – hoàn hảo, các cơ quan – hoàn hảo, không có đảm bảo rằng sau khi hai thứ đó gặp nhau, sự sống mới sẽ bắt đầu…
– Tôi nghĩ ở ngay đất nước Ấn Độ này, khái niệm kiếp sau, ở phương Tây, khái niệm về tạo hóa, cuộc sống này do Chúa ban cho. Ở Ấn Độ, không chỉ có đạo Phật mà còn có Ấn Độ giáo, Kì Na giáo, chấp nhận khái niệm kiếp sau, lí do là bởi có nhiều trường hợp những đứa trẻ nhớ rất rõ về kiếp trước của chúng. Vậy nên hai thế kỉ qua, nhiều cuộc điều tra, nhiều câu hỏi được đặt ra, vì sao? Như thế nào? Ở phương Tây, cuộc đời được Chúa ban tặng, nếu có câu hỏi nào, xin hãy mang hỏi Chúa trời. Không có kiếp trước, cuộc đời do Chúa ban tặng như một người Cha, tình yêu vô hạn, tất cả chúng ta là những đứa trẻ của người Cha kính yêu. Thật ghê gớm khi nghĩ rằng chúng ta là con của một người Cha tuyệt vời, vậy nên chúng ta phải làm theo ước muốn của Cha, trở thành những người giàu tình thương.
– Tôi nghĩ rằng có 2 phạm trù cảm xúc. Một loại là cảm xúc từ lí lẽ, lòng tin. Một loại là về sinh học như ham muốn tình dục. Loại đầu tiên không đến do tác động sinh học mà là do sự lí luận, từ đó phát triển thành niềm tin vững chắc, cuối cùng hình thành nên cảm xúc. Có thể nói có rất nhiều dạng cảm xúc…
– Dựa trên sự rèn luyện tinh thần qua nhiều phương pháp khác nhau bao gồm cả thiền, chúng ta biết rằng các cá nhân như những người tập Yoga có thể phát triển góc nhìn và trí tuệ. Mức độ biến đổi này đang diễn ra ở mức độ ý thức, nhưng nói về các quá trình thực tế ở não bộ thể hiện chính xác điều này thì rất khó tưởng tượng.
– Theo quan điểm Phật giáo, về mặt tinh thần, cái tâm ngu dốt cuối cùng cũng có thể được khai sáng, nhưng về mặt não bộ, tôi nghĩ điều này sẽ bị hạn chế.
– Tôi đã lớn lên trong một hệ thống giáo dục đặc biệt, giới thiệu từ khi là một tu sĩ trẻ tuổi đến toàn bộ hệ thống tư duy bao gồm tranh luận, và phương tiện chủ yếu là tranh luận. Trong truyền thống tranh luận, ngay từ đầu, một phép phân loại tính xác thực đã được tạo ra. Vậy nên chúng ta nói có những thứ được tạo điều kiện, có những thứ không được tạo điều kiện. Trong vô vàn những điều kiện, chúng ta có những hiện tượng vật chất mà có thể nhìn thấy được, chiếm không gian… và chúng ta cũng có những hiện tượng phi vật chất như ý thức hay tinh thần mà được nắm bắt chú yếu qua trải nghiệm chủ quan. Chúng ta có loại hiện tượng thứ ba giống như thuộc tính trừu tượng, ví dụ nếu chúng ta lấy ý tưởng trừu tượng về sự vô thường, vô thường không phải vật chất, cũng chẳng phải ý thức mà nó là hiện tượng trừu tượng.
– Mỗi khi bạn có một trải nghiệm, trải nghiệm về tinh thần đó sẽ được theo sau bởi ít nhất 5 yếu tố như cảm giác, ý chí… Chúng ta có 5 yếu tố khác mà sẽ hoạt động khi tâm trí tập trung vào một hoạt động đặc biệt… Đó là những khía cạnh về trải nghiệm tinh thần đã được xác định, định nghĩa. Tính chất và chức năng của chúng được giải thích…
– Đôi lúc, bạn thấy, sức khỏe của mình có vấn đề, vậy dĩ nhiên nó ảnh hưởng đến não bộ, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến tư duy, suy nghĩ của chúng ta. Đôi lúc tâm trí chúng ta, những ký ức đã qua, vui hay buồn, chỉ là do ảnh hưởng của não bộ. Vậy ta thấy rằng hai hiện tượng, một là não bộ, một là ý thức, có mối liên hệ rất gần gũi nhưng về cơ bản là khác nhau, tác động ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tôi nghe được họ nói kinh nghiệm duy nhất của tôi, tôi nghĩ phải kéo dài 60 năm.
– Vật lí lượng tử, tôi ngẫm nghĩ, phân tích rằng nó thực sự ảnh hưởng tới cảm xúc của tôi, cảm xúc tích cực tăng lên, những cảm xúc tiêu cực vơi đi bởi những cảm xúc tiêu cực đều dựa trên sự nắm bắt, có những thứ tồn tại một cách khách quan, ví dụ trong tư duy lượng tử, có ý kiến rằng nếu bạn tìm kiếm thực tế khách quan, nó trở nên không bảo vệ được, thời điểm bạn thực hiện nó một cách nghiêm túc thì xu hướng nắm bắt thứ gì đó có xu hướng giảm đi.
– Bạn suy nghĩ, tư duy rồi sẽ có được cảm giác thật, sự nhận thức, không chỉ nhận thức mà những kiểu cảm giác ảnh hưởng đến cảm xúc. Tôi không nghĩ các nhà khoa học vĩ đại lại gặp khó khăn trong việc hiểu những điều này.
– Trong khi mang thai, khi bào thai được vài tuần, các giác quan bắt đầu hoạt động, đứa trẻ không nhìn được nhưng có thể có những cảm quan khác như có thể nghe được âm thanh, nhưng ở giai đoạn đó, trải nghiệm vẫn còn rất sơ khai, nguyên thủy, không có nội dung gì. Khi đứa trẻ được sinh ra và nhìn thấy thế giới, nội dung cảm nhận được sẽ phong phú hơn…
– Nó nhắc tôi nhớ đến một sự kiện diễn ra ở New Zealand, đó là một hiện tượng mà thậm chí các Phật tử cũng không giải thích được. Đó là cái chết của một Lama. Đó là một vị Lama tính tình khiêm tốn, không kiêu căng tự phụ. Vị sư này đã mất trong một bệnh viện, bác sĩ đã thông báo rằng bệnh nhân đã chết. Mặt khác, vị bác sĩ cũng vô cùng kinh ngạc trước cái cách mà nhà sư kia ngồi trong một tư thế đặc biệt. Người bác sĩ rất đồng cảm và nói với những người có mặt ở đó rằng: ông ấy chết rồi nhưng ông ấy đang ngồi với một tư thế khá bất thường, tôi để tùy mọi người, mọi người có thể giữ cơ thể theo cách mà mọi người muốn, chúng ta không phải lo lắng về chiếc giường. Vậy những người có mặt ở đó có thể giữ cơ thể nhà sư như vậy và nhà sư đã giữ nguyên tư thế đó suốt 4 ngày. Theo giải thích của đạo Phật, nhà sư đang trong trạng thái phát quang. Các quá trình sinh lý học kết thúc, tất nhiên cả hơi thở, hệ hô hấp, tất cả những thứ đó. Trong kinh Phật đã có những giải thích chi tiết về các quá trình phân hủy này. Theo quan niệm Phật Giáo, mối liên kết giữa thân thể và tinh thần đã kết thúc. Điều lạ kì là vào ngày thứ 4, có một sự thay đổi về tư thế ngồi, tay trái của nhà sư lại nắm lấy ngón đeo nhẫn của tay phải. Tôi đã vô cùng kinh ngạc, điều đầu tiên tôi nghĩ đến và tôi đã nói với nhà sư là lẽ ra ông nên đặt máy quay phim ở đây để ít nhất chúng tôi sẽ biết được chuyện gì đã xảy ra chứ nếu không thì cách giải thích duy nhất đó là một hồn ma đặt tay vào ngón tay bên kia. Vậy đó, có những hiện tượng mà chúng ta không thể giải thích được.
– Có ba con chuột, hai con bị thương, một con bị thương nhốt riêng và hai con còn lại nhốt chung, con chuột bị thương nhốt chung liên tục được con kia liếm vết thương nên sẽ nhanh lành hơn, còn con chuột bị thương nhốt riêng mất nhiều thời gian để lành vết thương hơn.
– Tôi nghĩ, hơn ba ngàn năm, con người dần hình thành, phát triển mối quan tâm, sự tò mò, và bây giờ, những lý thuyết về triết học hay những khái niệm như tạo hóa, Chúa tạo ra sự sống. Chúng ta đang ở phương Tây và họ nói tâm hồn là do Chúa tạo ra, vậy nên rất đơn giản, không cần phải gì rắc rối, cứ đi hỏi Chúa. Còn theo khái niệm phương Đông, cuộc đời nối tiếp cuộc đời, bình dị, tự nhiên, không có tạo hóa.
– Trong khóa học đầu tiên của Phật tử, tư tưởng triết học, Madhya Makkah là trường tốt nhất, dưới đó còn 2 trường học chính. Hầu hết các trường Phật giáo là những nơi mà đặc tính cá nhân phải dựa trên một số khái niệm về tính liên tục của khoa học tinh thần, ý thức tinh thần…
– Một điều tôi muốn chia sẻ với các bạn là sự tiếp cận Phật giáo cơ bản. Hầu hết trẻ em chỉ lấy những lời dạy Phật giáo. Ví dụ, Tứ Diệu Đế và 37 pháp hành chủ yếu dựa trên lời dạy của Phật giáo. Một dịp nọ, tôi đã có cơ hội thảo luận về Tứ Diệu Đế và pháp hành truyền thống với nhiều học giả, bao gồm cả những nhà sư đến từ Đại học Phật Giáo ở Bangkok. Chúng tôi thảo luận về pháp hành, những quan niệm thông thường…
– Chữ viết của người Tây Tạng, hệ thống chữ viết hiện đại được phát minh vào thế kỷ thứ 7. Có 2 ý kiến, một ý là hệ thống chữ viết được phát minh bởi Sambora dựa trên chữ viết Ấn Độ, một ý kiến khác là nó được phát triển thêm và chắt lọc từ chữ bản xứ sẵn có. Các chữ cái, hệ thống nguyên âm, phụ âm đều giống với hệ thống chữ viết Ấn Độ.
– Thực tế là chúng ta bản năng đều mong muốn thoát khỏi những khổ đau, mong muốn được hạnh phúc. Đó là thực tế mà không ai phải bàn cãi, không cần phải chứng minh cho nó. Tương tự vậy, thực tế chúng ta bị thúc đảy bởi hoài bão đó là thực tế sự tồn tại của con người. Mặt khác, một điều trở nên rõ ràng là tinh thần đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định trải nghiệm hạnh phúc và khổ đau của chúng ta. Vậy nên người ta tập trung vào việc nắm bắt được tính cơ học của tinh thần và phương pháp nào về điều chỉnh và áp dụng nó.
– Bất kì nền văn hóa ở nơi nào, tôi nghĩ đều có những quy tắc, truyền thống tôn giáo quan trọng. Vậy nên khoa học, như tôi đã đề cập hôm trước, khoa học phương Tây, chỉ có một cuộc đời, không có kiếp trước.
– Tôi nghĩ không có nhiều lí lẽ để nhấn mạnh khoa học phương Tây hay khoa học Phật Giáo. Khoa học là khoa học. Chúng ta, những người Châu Á, chúng ta vui vẻ đón nhận khoa học. Tôn giáo là một điều khác hẳn. Khi chúng ta nói về thực tế tôn giáo thực tế, chúng ta có thể nói về các đặc trưng văn hoá, Châu Á so với phương Tây. Khi chúng ta nói về khoa học, ví dụ nói về các loại thuốc cao cấp từ phương Tây, chúng ta không bao giờ nói rằng: ồ đây là thuốc của phương Tây, chúng ta không bao giờ động đến. Điều đó thật ngớ ngẩn. Tương tự, các bạn là người phương Tây, bao gồm cả người Nga, mà nói rằng: ồ đây là khoa học Châu Á… Sai lầm. Khoa học là phổ thông. Ở Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, vì họ thực hành Samatha và Vipassana nên tự nhiên sẽ có nhiều giải thích về hệ thống cảm xúc, hệ thống tinh thần.
– Tôi tự mô tả mình là một Phật tử trung thành bởi tôi là người đã được tiếp xúc đầy đủ với những lời phê bình của thuyết thần luận.
– Đức Phật, cùng một người những lại dạy những triết lý khác nhau, khá mâu thuẫn phải không. Điều đó không có nghĩa là tâm trí của Đức Phật không sáng suốt, quan điểm của Ngài lẫn lộn, hôm nay Ngài dạy điều này, hôm khác Ngài dạy điều khác. Không! Chắc chắn là không. Hay Ngài cố ý tạo nên sự hỗn loạn trong tâm trí chúng ta. Không. Vậy câu trả lời là, những người khác nhau, khuynh hướng tinh thần khác nhau, cần quan điểm triết học khác nhau. Trong kinh Phật có đoạn nói về tầm quan trọng của việc trình bày bài giảng phù hợp với năng lực và khuynh hướng tinh thần của con người…
– Chúng ta không nên phân ranh giới giữa phương Đông và phương Tây, không nên làm vậy.
– Tôi và một tu sĩ Công giáo, một con người tuyệt vời thường thảo luận về thiền hay những phương pháp nhất định để làm tăng ý thức về sự tha thứ, lòng khoan dung. Một ngày ông ta hỏi tôi về “Tính không”, tôi bảo ông ta rằng đừng hỏi cái đó, đó là việc của Phật giáo, không phải việc của ông. Tôi cảm thấy khái niệm này có thể gây ảnh hưởng đến Đức tin của ông ta vào Chúa nên tôi đã nói với ông như vậy.
– Cách đây vài năm, một người theo đạo Hindu – một người tuyệt vời, ông ta giúp đỡ cung cấp bữa ăn cho hàng ngàn sinh viên, thật tuyệt vời. Một dịp, ông ta mời tôi, chúng tôi đã có thời gian trò chuyện với nhau, tôi có đề cập rằng, đạo Hindu và Phật Giáo như hai anh chị em sinh đôi…
– Đôi khi tôi cảm thấy người ta cứ làm quá lên về ranh giới văn hóa. Khi chúng ta nói về kích cỡ mũi, ta có thể nói người phương Tây có mũi to, châu Phi thì như thế này, nhưng về cảm xúc cơ bản của con người, tâm trí thì tất cả đều như nhau. Đó là quan điểm của tôi!
– Những cuộc thảo luận như thế này, tôi cảm thấy thực sự quan trọng. Như tôi đã đề cập, là một nhà tu hành Phật giáo, tôi đã học được rất nhiều thứ từ khoa học hiện đại. Tương tự vậy, những nhà khoa học sẽ tìm thấy rất nhiều những thông tin, kiến thức bổ ích về tinh thần, về phương pháp giải quyết, khắc phục những cảm xúc tiêu cực. Rất nhiều người phương Tây, nhiều nhà khoa học cho thấy sự quan tâm đến vấn đề này. Vậy gặp gỡ với các nhà khoa học hiện đại và khoa học Phật Giáo Ấn độ cổ đại thu được lợi ích vô cùng to lớn. Cách đây 40 năm, khi tôi nghiêm túc suy nghĩ về việc thảo luận với các nhà khoa học, nhiều nhà sư, học giả không tán thành. Nhưng sau đó, thời gian trôi qua, giờ họ đã hoàn toàn bị thuyết phục. Vậy nên hiện giờ chúng tôi mang cả những nghiên cứu khoa học vào trong các tu viện, thay vì cải cách, giờ khoa học được đưa vào kì thi ở các cấp độ cao….
Trong vũ trụ, chắc chắn chúng ta hoàn toàn không đơn độc!
Ảnh sưu tầm:
-cuộc đối thoại giữa Đức Đàlai Lama 14 và các nhà khoa học Nga năm 2017
-bà Vanga
-Kirsan trong một cuộc phỏng vấn về UFO
-vợ chồng cựu vô địch thế giới về cờ vua Vasily Smyslov – họ đã được người ngoài hành tinh thăm viếng ít nhất 2 lần khi thi đấu với Hubner tại vòng loại, ở Đức và đã viết lại trong hồi ký sau vụ Kirsan bị “bắt cóc”.
Ghi chú: đã hết phần “copy & paste” mà ai cũng có thể làm được! Nếu muốn tiếp cận những thông điệp đặc biệt hơn có lẽ chúng ta cũng phải động não nhiều hơn, như lời Đức Đalai Lama là phải “chuẩn bị” nhiều hơn. Ít nhất là có thể đặt câu hỏi: “ta là ai, từ đâu đến, để làm gì, vì sao?””. Và “Vì sao Việt Nam?”…
Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *