HOẠ

Hà Nội, lúc 11h 26ph ngày 25/ 03/ 2021
Đất Mẹ ôm vòng Nguyệt Quế
Đoá Bạch Trà ngan ngát thảng đưa
Ru ru nhé ảo vinh hư thực…
Nguyệt Quế vầng lung linh hư ảo
Bạch Trà vườn khúc khích thiên thu
Hoạ đời ơi. Hoạ thân manh chiếu…
Nam Mô Vô Lượng Vô Lượng Thọ Phật Nam Mô.
( Con tiễn Người hư vinh hư ảo. Bạch Trà cài đoá thảng hồn mơ… Nam Mô Tây Phương Vô Lượng Nam Mô ).
( T/giả: Bùi Quang Tuấn: Điều này trực tiếp khẳng định văn tài của Nguyễn Huy Thiệp nhưng cũng gián tiếp công nhận, từ năm 1975 đến nay, văn học Việt Nam không có gì mới mẻ đáng kể, nếu không nói là ngày càng đuối đi, nhỏ bé và tủn mủn… bởi vì ngay đến cả đời sống của các tác giả cũng không có gì lớn lao nữa.
====
Trong điếu văn, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều một lần nữa khẳng định giá trị văn chương Nguyễn Huy Thiệp: “Kể từ năm 1975 cho tới lúc này, chưa có nhà văn nào có khả năng làm thay đổi một cách sâu sắc thi pháp và tinh thần văn xuôi Việt Nam như ông. Ông vẫn là người trị vì ngai vàng trong thế giới truyện ngắn Việt Nam đương đại”. Ông đánh giá bút pháp của cố nhà văn “trần trụi đến nghiệt ngã”, “đau đớn đến kinh hoàng”, “mang vẻ đẹp của một lưỡi dao mổ chói sáng, chính xác và đau đớn”. Nguyễn Huy Thiệp từng tuyên ngôn về sứ mệnh người cầm bút: “Khó nhất không phải là tiền bạc, khó nhất không phải là tri thức, mà khó nhất là đạo đức, nhà văn chỉ là người đi tìm đạo đức cho dân chúng”.
Nguyễn Quang Thiều nói trong cuộc sống đời thường, Nguyễn Huy Thiệp sống lặng lẽ, khiêm nhường, im lặng trước mọi khen chê, đố kỵ, khiêu khích. Ông thường ngồi chìm sâu giữa một đám đông, với dáng hình như cố thu nhỏ để không ai nhìn thấy. Nhưng từ nơi chốn ấy, ông có một cái nhìn xuyên qua đời sống để thấu hiểu, giải phẫu nó. “Với những gì ông đã viết cho cuộc đời, ông được nhận huân chương Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), giải thưởng Premio Nonino (Italy, 2008). Nhưng giải thưởng lớn nhất cho những sáng tạo của ông chính là bạn đọc. Họ đã trao huân chương cho ông bằng chính trái tim mình”, ông Nguyễn Quang Thiều kết thúc điếu văn ).
Bình luận Facebook