KIRSAN vs USA – AI, NẾU KHÔNG PHẢI TA? KHI NÀO, NẾU KHÔNG PHẢI BÂY GIỜ? (P.3)

Tiếp theo các phần:

 

https://www.facebook.com/namhhn/posts/595450297183578

 

https://www.facebook.com/notes/nam-nguyen/c%C3%B3-m%E1%BB%99t-ph%E1%BA%ADt-t%E1%BB%AD-nga-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-kirsan-p2/1015775441817726

 

Kirsan Ilyumzhinov trong đời đã gặp được quá nhiều những nhân vật lịch sử, tuy vậy cuộc gặp gây ấn tượng nhất với anh lại là với một người Mỹ kỳ dị – Robert Fisher. Khi đã trở thành Chủ tịch liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) Kirsan tìm mọi cách để liên hệ với thiên tài ẩn dật này, nhưng vô vọng. Sau một thời gian mới hiểu lý do vì sao Fisher cắt đứt mọi quan hệ dính dáng bất cứ gì với “Liên Xô” kể cả khi Liên Xô tan rã từ lâu – đó là vì Fisher coi Liên Xô nợ anh ta 100000$ tiền bản quyền cuốn sách “60 ván cờ đáng nhớ”, mặc dù cuốn sách được xuất bản trước khi Liên Xô tham gia vào công ước quốc tế về quyền tác giả. Kệ, đối với Fisher thì không thể lý luận kiểu “luật quốc tế” như thế được.

 

Để gặp được nhân vật kỳ bí này, Kirsan nhờ đại kiện tướng Liliental-người bạn thân của Fisher và người đang giúp đỡ Fisher ở Budapest – thuyết phục Fisher là sẽ mang tiền nợ của CCCP đến trả, mặc dù đó là tiền túi Kirsan phải bỏ ra. Và rồi Kirsan đi sang Hung với 100000 $ tiền mặt (Fisher không tin tưởng gì vào hệ thống nhà băng, nhất là của Mỹ!), một chai vođka Nga và hộp trứng cá đen. Sau khi lấy dao ăn ra xúc trứng cá tợp với vài ngụm rượu, Fisher bắt đầu dùng chính con dao ấy để rạch 10 cọc tiền đô ra ngồi đếm, xong xuôi rồi bắt đầu phấn khởi và lúc đó mới quay sang hàn huyên với chàng trai Kirsan. Ông hướng dẫn cho Kirsan về luật chơi cờ của mình sáng tạo ra- cờ “Fisher” hay “cờ 960”- là một loại cờ có thể chơi từ 2 đến 6 người, vẫn từng ấy quân như cờ cổ điển nhưng lúc ban đầu quân được xếp một cách ngẫu nhiên, do đó có tên gọi là Fischerandom chess (960 là số lượng cách xếp quân khác nhau). Vui thế nhưng chụp ảnh thì Bobby không cho- không có thỏa thuận trước. Thế rồi Fisher cho hết đống tiền ấy vào một cái túi lưới, xách tòng teng đi ra sân bay tiễn Kirsan về nước…

Thiên tài cờ vua lớn nhất của thế kỷ XX

 

Đó là 1995, từ đó không mấy khi còn ai gặp được Fisher ở chỗ đông người nữa, ông sang Nhật để ẩn nấp (rất lo sợ chính quyền Mỹ “thủ tiêu”) rồi cuối đời ở Iceland. Cái “duyên” của hai người chưa dừng ở đó. Năm 2008 Fisher mất trong cô độc và đói khổ, chính Kirsan chỉ đạo FIDE đứng ra giúp tang lễ cho ông. Và năm nay 2016 lần đầu tiên Kirsan với FIDE sẽ tổ chức giải đấu quốc tế theo luật chơi “cờ Fisher”… (Thông tin cho bạn yêu cờ vua: Fisher đã đánh cờ với máy tính và thắng cả 3 ván, đó là những năm cuối 7X và máy tính còn chưa tính được với tốc độ siêu việt như thời Kasparov sau này. Năm 1999 Kirsan có đề nghị Bill Gates lập một platform chung cho tất cả các kỳ thủ trên thế giới, nhưng Gates bảo là hiện tại chưa thể có platform chung cho trên 100 triệu người chơi…).

 

Sau cuộc gặp này Fisher có những năm cuối đời thật bão tố: chơi trận cờ với giải thưởng lớn nhất trong lịch sử (5 triệu USD) – bị Mỹ cấm nhập vì vi phạm lệnh cấm vận Nam Tư – bị vu làm gián điệp cho Nga – bị Nhật dẫn độ về Mỹ để tống vào tù – tự từ chối quốc tịch Mỹ và lên án cùng lúc cả Tổng thống Mỹ (Bush) và Thủ tướng Nhật (Koizumi) – chết vì ung thư tại Iceland. Tiền thừa kế của ông còn bị Bộ Tài chính Mỹ đòi thu lại một phần vì hàng chục năm rồi ông kiên quyết không trả thuế cho chính phủ.

Fisher lúc bệnh tật

 

Trái với Fisher luôn ẩn dật, Kirsan sống một cuộc sống vô cùng bận rộn của một Tổng thống cộng hòa Kalmykia và Chủ tịch FIDE chưa kể đến trách nhiệm kinh doanh để có tiền đi xây và góp phần xây 46 công trình chùa chiền của đạo Phật, nhà thờ Thiên Chúa, nhà thờ Hồi giáo ở rất nhiều phương trời khác nhau. Hơn thế nữa với phương châm của mình: “Ai, nếu không phải ta? Khi nào, nếu không phải ngay bây giờ?”- Kirsan kết giao với rất nhiều chính trị gia nổi tiếng, và tuy triết lý Phật giáo dạy anh là không bao giờ gây thù chuốc oán với bất cứ ai, thì trong cuộc đời hoạt động chính trị này anh không thể tránh khỏi những “kiếp nạn”- cái gì phải tới thì sẽ tới… Đầu tiên là ngay ở nước Nga ngoài việc bao kẻ cạnh tranh vu cho anh đủ thứ tội ác trên trời dưới biển, thì anh còn “đắc tội” cả với “Sa hoàng” Putin. Đó là vào năm 2000 anh tuyên bố có thể tham gia tranh cử với Putin chức tổng thống Nga, và sau đó vài năm anh dậm dọa đưa nước cộng hòa của mình thành quốc gia độc lập. Tuy rằng cả hai việc đều không xảy ra nhưng “Sa hoàng” Putin từ đó nhìn anh với con mắt rất dè chừng…

Dè chừng

 

..và Đức Tin

 

Rồi đến “Thiên triều” –ai cũng biết Trung Quốc dị ứng như thế nào với vấn đề Tây Tạng và Đà Lai Lạt Ma thứ 14, thế nhưng với chính trị gia Kirsan thì đầu tiên anh phải là một Phật tử đã. Từ 1992 anh đã gặp Ngài ở Nga khi Ngài tới quê hương anh, và sau đó anh trở thành một trong những Phật tử gần gũi nhất của Ngài. Anh còn xin được visa cho Ngài một lần nữa quay trở lại Nga, thế rồi từ đó Trung Quốc luôn kịch liệt phản đối, để cho BNG Nga không dám cấp phép cho Ngài vào Nga lần nào nữa. Thế nhưng Kirsan và Ngài còn gặp nhau rất nhiều lần, ở khắp mọi nơi, anh còn sang tận đất Phật để xây chùa và dẫn hàng đoàn chính khách cũng như doanh nhân Nga sang Tây Tạng gặp Ngài, mời các Lạt Ma đất Phật về giảng kinh Pháp cho công dân nước mình… Khỏi phải nói Trung Quốc ‘điên đầu” thế nào với nhà chính trị năng nổ này, vì lần nào gặp Putin đề tài đầu tiên của Kirsan cũng là xin visa cho người thủ lĩnh tôn giáo của mình – Đức Đà Lai Lạt Ma thứ 14!

Vì những bức ảnh này đây…

 

Một Liên đoàn thể thao lâu đời nhất, có gần 200 nước thành viên khó có thể thoát được ảnh hưởng của nước Mỹ, tuy vậy không những thế Kirsan đã từ lâu lọt vào “tầm ngắm” của USA vì tính cách hoạt động độc lập của mình. USA hài lòng sao được khi Badha (Iraq) sắp thất thủ thì Kirsan bay máy bay riêng sang đề nghị đón gia đình Saddam Hussein đi lánh nạn. Và sau đó Kirsan công khai lên án Mỹ đã vu cho Iraq sở hữu vũ khí hóa học để gây nên cuộc chiến tranh tàn phá tan hoang đất nước hùng mạnh này – điều này chỉ được Mỹ và Anh công nhận 5 năm sau đó. Chưa hết, trước khi bị giết Gaddafi đã chơi một ván cờ cuối cùng – với Kirsan, và lại từ chối lời đề nghị lánh nạ của anh. Sau đó Kirsan cũng không hề giấu quan điểm rõ ràng của mình: Mỹ tiêu diệt Gaddafi nên đẩ y đất nước Libya vào cuộc chiến máu lửa hàng chục năm liền! Quả là làm Mỹ mất mặt nên Mỹ quyết tâm tìm cách “lật đổ” Kirsan trong vương quốc cờ vua thế giới, bằng một nhà vô địch là Garry Kasparov. Lần năm 2014 bất cháp sự hậu thuẫn của chính phủ Mỹ nhà vô địch đã thua 61-110 phiếu.

K vs K

 

Dịp “trả thù” rồi cũng tới- 25/11/2015 Bộ Tài chính Mỹ đưa tên của Kirsan Ilyumzhinov vào danh sách cấm vận, với lý do là “môi giới bán dầu hỏa cho quốc gia Hồi giáo IS” đồng thời “giúp đỡ tài chính cho Ngân hàng trung ương Syria thời kỳ đang bị cấm vận”. Thực ra theo Kirsan thì Mỹ phản ứng như vậy chủ yếu do đơn thư của “bên thua cuộc” Garry Kasparov và bức ảnh ông chụp cùng với Tổng thống Syria…

 

Là Phật tử Kirsan hiểu rằng anh có thể buông bỏ, hoặc có thể chọn con đường đấu tranh mà không hề sân hận. Và anh đã chọn đấu tranh, để làm gương cho hàng trăm cái tên khác, hàng trăm doanh nghiệp khác đã bị cho vào danh sách cấm vận của Mỹ noi theo! Và anh vẫn tuyên bô rất tôn trọng Kasparov cũng như nước Mỹ – cái nôi của dân chủ toàn thế giới, tuy vậy theo anh nhân dân Mỹ xứng đáng được hưởng một nền dân chủ còn tốt hơn bây giờ rất nhiều… Phải hiểu “cấm vận” đây tức là không một cá nhân, pháp nhân nào của nước Mỹ có quyền tiến hành bất cứ giao dịch nào với cá nhân của Ilyumzhinov và các pháp nhân có liên quan tới anh! Tức là anh vẫn có quyền vào Mỹ (theo visa có sẵn) nhưng không có cách gì có thể được đi taxi khỏi sân bay, mua bất cứ thứ gì bằng check hay tiền mặt, dù chỉ là ổ bánh mỳ, hay tá túc một đêm ở khách sạn…Và theo luật Mỹ – người nước ngoài không có quyền khởi kiện cơ quan nhà nước Mỹ, vậy biết làm sao!?

 

Chẳng ai trong số hơn 900 người bị cho vào “danh sách đen” của Mỹ có thể làm gì khác, trừ Kirsan. Anh quyết định khá nhanh: đấu tranh với Mỹ chỉ có thể bằng chính những phương tiện của Mỹ. Cũng một người quen của anh – Bill Clinton- đã có những rắc rối lớn chẳng kém gì ngay tại nước Mỹ nhiều năm liền, thế nhưng cuối cùng được trắng án. Và anh được giới thiệu với người luật sư tài ba đã làm được việc tưởng chừng vô vọng ấy: David Aufhauser. Người này trước đã làm ở một vị trí lãnh đạo tại chính Bộ Tài chính Mỹ, phụ trách các vấn đề về chống rửa tiền, chống chuyển tài chính cho khủng bố…David và Kirsan tìm ra một cách có thể khởi kiện hợp pháp, là ủy quyền cho người khác (chính là David) đứng ra kiện Bộ Tài chính Mỹ ngay tại Mỹ. Bởi Kirsan có thể chứng minh từng lần mình đi tới Syria làm việc về cờ vua với ai, ở đâu, thế nào…trong khi Bộ Tài chính không thể đưa ra bất cứ chứng cứ gì ngoài lời kết tội. Con số đền bù danh dự kỷ lục: 50 tỷ USD!

Luật sư David Aufhauser

 

Kirsan không hề hoài nghi rằng mình sẽ thắng kiện. Và trong mọi thư từ gửi cho phía Mỹ anh đều nhấn mạnh là bất cứ lúc nào Tòa yêu cầu, anh sẵn sàng bay sang Mỹ để cho phía Mỹ dùng thiết bị phát hiện nói dối (Polygraph) kiểm tra anh. Nhất là từ khi nổ ra scandal “Panama” thì càng dễ hiểu – nếu anh có bất cứ “phốt” nào thì lập tức đã bị trưng ra cho bàn dân thiên hạ thấy rồi, nhưng “tôi chỉ có một tài khoản duy nhất là ở Sberbank- Russia với số dư 100 rúp để cho tài khoản hợp lệ; ngoài ra phía Mỹ hay bất cứ ai không thể chỉ ra tôi có bất cứ một cái bất động sản hay tài khoản ngân hàng nào của tôi, dù ở bất cứ quốc gia nào!”. Hiện nay vụ việc đang đên lúc cao trào, Bộ tài chính Mỹ cũng đang quanh co chối tội còn Tòa thì đề nghị hai bên đàm phán. Nhưng luật lệ Mỹ càng nghiêm minh bao nhiêu thì Bộ Tài chính càng khó “thoát tội” bấy nhiêu. Còn đối với Kirsan thì thắng lợi là điều không nghi ngờ, anh hy vọng là sẽ rất nhiều người, nhiều tổ chức noi gương anh mà đấu tranh với chính phủ Mỹ bằng đúng những công cụ văn minh của nền luật pháp Mỹ. “Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải công khai xin lỗi tôi, còn số tiền đền bù dù sẽ là bao nhiêu chăng nữa thì nó cũng không phải là của tôi, mà của những công dân Mỹ đã đóng thuế, tôi xin tặng lại cho các phong trào dân chủ ở chính nước Mỹ để giúp đỡ cho công dân Mỹ có nền dân chủ tốt đẹp hơn nữa” – đối với Phật tử Kirsan chỉ đơn giản là vậy thôi!

 

Kirsan hỏi Thầy: “Thưa Thầy, con làm việc đó có đúng không?”. Để trả lời, Thầy chỉ tặng cho Phật tử Kirsan một bài Pháp:

 

CHỨNG TỎ

 

Từ Phương xa. Mẹ Cha đưa tới

 

Những Người con. Chẳng Sắc Tộc, Màu Da

 

Chẳng cùng chung Ngôn ngữ Thân tình

 

Vậy mà sao lại Ấm lòng đến thế………..

 

……… Và

 

Tam Giới. Đâu phải nơi xa

 

Tam Giới. Trong lòng mỗi Chúng ta

 

Ta cứ mải kiếm. Cùng mải tìm

 

Đưa ra nhiều Luận Chứng cao siêu

 

Đặt ra nhiều Giới Luật thật Sang.

 

Làm chi?

 

Chẳng phải đang muốn chứng tỏ đôi điều

 

Những gì Ta đang từng bước qua

 

Chưa phải là những điều Ta còn không Thấu hiểu

 

Cuộc Đời này. Nhân Gian này

 

Nhiều lắm lắm. Những điều Kì Diệu. …..

 

Để được Xẻ Chia. Niềm Hạnh Phúc vô bờ

 

Niềm Hoan Ca. Mẹ Cha Ban Phước

 

Cho Nhân Gian này. Mãi ngập tràn Tiếng Cười Vui.

 

 

 

(https://www.facebook.com/notes/nam-nguyen/ch%E1%BB%A9ng-t%E1%BB%8F/976625309066073)

 

Và Thầy hỏi:

 

“Kirsan đó là tên con, thế nhưng con được các nhà sư ở đất nước con gọi tên là gì?”

 

“Dạ, Bađma, con thấy bảo tên đó có nghĩa là hoa sen, chắc là tên cổ xưa lắm…”

 

“Con phải hiểu được ý nghĩ của cái tên đó, thì mới hiểu được sứ mệnh của mình trong kiếp sống này…”

 

(tiếp theo phần 4)

Bình luận Facebook

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *